LUẬN CỨ BÀO CHỮA
Kính thưa HĐXX, Thưa đại diện VKS, Thưa Luật sư đồng nghiệp cùng toàn thể nhân dân tham dự phiên tòa!
Tôi Luật sư Trần Văn An, Luật sư Văn phòng Luật sư Dân An, Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang tham gia bào chữa, bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo: Phạm Văn Mạnh. Bị Viện Kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên truy tố theo Khoản 3, Điều 104 BLHS 1999: “ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác”. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác, thông qua diễn biến công khai tại phiên tòa. Tôi có quan điểm như sau về vụ án đề nghị HĐXX xem xét chấp nhận.
I. Việc định tội danh đối với bị cáo Mạnh chưa phù hợp
Hồ sơ vụ án đã thể hiện, Võ Văn Tính người bị hại trong vụ án đến xã Nghĩa Trung trộm Chó, khi bị phát hiện bỏ chạy đã rút súng quân dụng (súng K54) bắn nhiều phát vào người truy đuổi là Mạnh và Hiền. Sau đó, Tính tiếp tục bỏ chạy bị ngã xe và bị nhiều người bắt giữ. Trong khi bắt giữ do quá bức súc nên rất nhiều người dân trong đó có bị cáo Mạnh đã đánh Tính, sau đó Tính bị Tử vong với kết luận nguyên nhân chết: Mất máu cấp trên người do đa chấn thương.
Cơ quan tố tụng khởi tố Mạnh và Hiền về hành vi cố ý gây thương tích dẫn tới hậu quả chết người theo tôi là chưa phù hợp. Cần xem xét, đánh giá hành vi của bị cáo Mạnh trong bối cảnh:
– Bị cáo Mạnh bị kích động cao độ về mặt tinh thần do hành vi trái pháp luật của bại hại;
– Bị cáo Mạnh thực hiện hành vi khi chống trả lại sự tấn công của bị hại – Hành vi tất công của bị hại đã phạm vào tội Giết người đối với bị cáo Mạnh;
– Bị cáo Mạnh thực hiện hành vi phạm tội trong khi vây bắt người phạm tội quả tang.
1. Diễn biến hành vi của bị cáo Mạnh thể hiện bản chất hành vi của bị cáo không cấu thành tội cố ý gây thương tích
1.1. Hành vi đánh nhát đầu tiên của Mạnh đối với nạn nhân là hành vi phù hợp để bắt, giữ, khống chế kẻ phạm tội quả tang đang tẩu thoát theo quy định của pháp luật
Khi Mạnh nghe tiếng hô hoán bắt Trộm, Mạnh đã lấy ống Tuýp sắt từ trong nhà chạy ra, khi thấy Tính là kẻ trộm Mạnh đã hô đứng lại nhưng Tính không đứng lại mà tiếp tục tông xe bỏ chạy. Mạnh dơ tay đập về phía Tính và Tính dơ tay đỡ lên bị đập vào cánh tay phải, sau đó Tính tiếp tục bỏ chạy.
Hành vi lao ra đường để truy bắt kẻ phạm tội quả tang là hoàn toàn hợp pháp và cần được biểu dương, khuyến khích.
Quá trình lao ra đường để bắt tội phạm Mạnh đã hô hoán, yêu cầu kẻ phạm tội dừng lại nhưng không được. Để bắt giữ kẻ phạm tội quả tang đang tẩu thoát với công cụ, phương tiện nguy hiểm ( xe máy) thì việc dùng vũ lực (đánh để kẻ phạm tội ngã) là hoàn toàn cần thiết và không vi phạm pháp luật. Thực tế, sau khi Mạnh đánh về Tính thì Tính tiếp tục bỏ chạy.
Do đó, với nhát đập đầu tiên này có thể khẳng định Mạnh không sai và không phải chịu trách nhiệm Hình sự về việc dùng vũ lực đối với hành vi này;
1.2. Bị hại Tính đã thực hiện hành vi cấu thành tội: “ Giết người”, hành vi của Bị cáo Mạnh tấn công, chống trả lại bị hại Mạnh trong trường hợp này được coi là phòng vệ chính đáng
Mạnh tiếp tục truy đổi kẻ phạm tội quả tang là Tính thì Tính đã chống trả quyết liệt, dùng súng K54 bắn nhiều nhát thẳng về phía Mạnh. Trong 5 phát đạn bắn thẳng về phía Mạnh đã có 01 phát đạn nổ nhưng rất may Mạnh không bị bắn trúng, ngoài ra còn bốn phát đạn không nổ.
Ý thức giết người để tẩu thoát được chứng minh không chỉ bằng hành vi dùng vũ khí quân dụng bắn thẳng nhiều nhát vào người truy đuổi mà Cáo trạng còn thể hiện rõ Tính đã tuyên bố: “ Thằng nào đuổi theo tao bắn chết” trước khi bắn và sau đó Tính đã rút súng ra bắn nhiều phát.
Việc Mạnh không bị trúng đạn là sự may may mắn của Mạnh và mang yếu tố khách quan; Việc Cơ quan chức năng không khởi Tố vụ án giết người là thiếu sót và suất phát từ việc người sử dụng vũ khí Quân dụng để bắn Mạnh đã chết. Nhưng việc Tính đã thực hiện hành vi cấu thành tội giết người và Mạnh chính là nạn nhân của tội phạm này.
Để chống trả, tấn công lại kẻ dùng súng K54 bắn thẳng vào Mình, việc Mạnh dùng loại hung khí ít nguy hiểm hơn là Gậy sắt để chống trả, để bắt giữ kẻ phạm phạm tội quả tang là hoàn toàn phù hợp.
1.3. Hành vi tiếp tục truy đuổi và tấn công kẻ phạm tội quả tang
Sau khi bị bắn nhưng không trúng, Mạnh tiếp tục truy đuổi để bắt giữ kẻ phạm tội quả tang. Tính tiếp tục bỏ chạy sau đó bị trật bánh xe máy và bị ngã ra đường. Mạnh đã đuổi đến nơi và đá khẩu súng ra xa tầm với của Tính và Mạnh đã đánh vào chân, lưng của Tính một vài nhát.
Mạnh có đánh vào người Tính những đã chủ động đánh vào các vùng ít nguy hiểm của Tính ( không đánh vào đầu, mặt, ngực…) chỉ đánh vào chân, đá vào lưng…. Hồ sơ vụ án để thể hiện rõ nội dung này.
Mạnh đánh Tính sau khi vừa bị Tính bắn nhiều nhát những không trúng; Khi đó, tâm lý của Mạnh rất bức xúc. Mạnh tấn công, truy bắt kẻ phạm tội quả tang, thực hiện hành vi bị cả xã hội lên án đã đánh chế và giết trộm Chó là con vật gắn liền với người dân.
Mạnh đánh Tính trong bối cảnh việc rằng co, bắt giữ một kẻ phạm tội quả tang và trong tương qua khi Tính trước liền trước đó còn dùng súng để bắn vào Mạnh. Việc tấn công kẻ phạm tội đặc biệt ngay khi trước đó kẻ phạm tội đó đã dùng súng để bắn vào Mạnh là người truy đuổi là việc làm có thể hiểu và thông cảm được trên thực tế. Khi Mạnh là người đầu tiên, duy nhất đối mặt với Tính kẻ trước đó vừa dúng súng để chống trả mình, khi bị ngã và Mạnh xông đến thì người đó định đứng dậy lấy súng thì toi dùng chân gạt (đá) khẩu súng vào rìa đường rồi dùng chân phải đã vào sườn…( BL 204).
Sự việc dẫn ra chớp nhoáng kẻ phạm tội vẫn tiếp tục có ý định sử dụng súng chống trả. Trong tích tắc đó, Mạnh buộc phải dùng vũ lực và cũng không thể biết được việc ngoài khẩu súng K54 thì đối tượng đó còn có hung khí, vũ khí nào khác để tấn công lại người vây bắt hay không. Do đó, theo phản ứng tự nhiên, việc Mạnh dùng vũ lực để tấn công, bắt giữ Tính khi đó là cần thiết để bắt giữ kẻ phạm tội quả tang cũng như để bảo vệ chính bản thân Mạnh. Ai dám cam đoan khi đó Tính không còn hung khí nguy hiểm b nào khác để tấn công, tước đoạn tính mạng của Mạnh khi mà thực tế trước đó Tính đã làm.
Do đó, cần xem xét, phân tích kỹ bối cảnh sử dụng vũ lực, sức mãnh liệt của sự tấn công của Mạnh trong tương qua với Tính để các định tính chất, tội danh của Mạnh cho phù hợp.
Mặc dù bị nạn nhân dùng Súng bắn nhiều lần nhưng Mạnh cũng chỉ tấn công vào các vùng chân, lưng, mông của Tính.
Ngay sau khi có người can ngăn và thấy Tính không có khả năng bỏ trốn, tấn công lại mình thì Mạnh đã dứng việc đánh Tính. Điều đó, thể hiện rõ bản chất hành vi đánh Tính của Mạnh cũng chỉ để khống chế, bắt giữ kẻ phạm tội, phòng vệ việc bị tấn công lại.
Không nhưng vậy, Mạnh còn khuyên anh Hiền con trai chủ nhà bị mất trộm thôi không đánh Tính.
Tôi chia hành vi của Mạnh thành 03 giai đoạn như trên và phân tích cụ thể về hành vi. Qua đó thấy rõ hành vi của Mạnh ở 02 giai đonạ đầu là hoàn toàn hợp pháp và không phải là hành vi phạm tội. Chỉ đến hành vi ở giai đoạn sau cùng mới là hành vi phạm nhưng hành vi đó cũng chỉ thuộc trường hợp: cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
1.4. Tương quan sức mạnh tấn công nhau giữa Tính và Mạnh
Để xác định, làm rõ cấu thành tội phạm đối với bị cáo Mạnh, tôi xin nêu và phân tích về Tương quan sức mạnh tấn công nhau giữa Tính và Mạnh
- Hành vi của Mạnh đối với Tính
Lần 1, Mạnh lao ra đường hô Tính dừng lại nhưng Tính tiếp tục tông xe bỏ chạy Mạnh vụt một cái vào tay Tính khi Tính bỏ chạy;
Lần 2, Mạnh xông vào đá khẩu súng ra xa Tính khi Tính định với súng. Mạnh Vụt một cái vào ngang Lưng Tính; Vụt 2 -3 cái vào chân Tính; đá 3 cái vào thắt lưng Tính.
Chấm dứt hành vi tấn công Tính ngay khi có người đến khuyên can.
- Hành vi của Tính nạn nhân
Hô: Thằng nào đuổi theo tao bắn chết;
Bóp cò sung bắn 2 -3 phát không nổ;
Tiếp tục bóp cò súng nổ 01 phát những không trúng Mạnh;
Tiếp tục bóp cò súng không nổ;
Khi ngã xe định đứng dậy với khẩu súng đã bị văng ra.
Khi đối chiếu, xem xét hành vi của và mối tương quan của hành vi thì rõ rõ ràng hành vi của Tính nạn nhân là nguy hiểm hơn hành vi của mạnh. Về lời nói ban đầu Mạnh hô dừng lại còn Tính tuyên bố Thằng nào đuổi theo tao bắn chết. Như vậy, thái độ, độ hung hãn, côn đồ của Tính cao hơn Mạnh rất nhiều lần đặc biệt trong tương quan khi đó Tính đang là kẻ phạm tội quả tang còn Mạnh là người vây bắt.
Mạnh có dùng vũ khí là Tuýp sắt và chân để đánh Tính nhưng đã chủ động đánh vào các vùng ít nguy hiểm còn Tính đã dùng súng K54 bắn 05 phát đạn (chia bốn đợt) trong đó có một nhát súng nổ. Sau khi đã bắn phát đạn súng đã nổ nhưng không trúng Mạnh thì Tính tiếp tục dùng súng bắn tiếp vào Mạnh. Rất may sung không nổ và Tính chỉ bắn khi thấy Súng không nổ. Điều đó thể hiện rõ tính chất côn đồ, hung hãn, cố tình thực hiện hành vi đến cùng của Tính. Còn Mạnh ngay khi có người can ngăn đã dừng không tấn công Tính.
Về hung khí: Tính dùng hung khí nguy hiểm nhất là Súng Quân dụng còn Mạnh sử dụng một đoạn Tuýp sắt vơ được từ nhà
2. Bị cáo Mạnh thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần bị kích động rất mạnh do hành vi của bị hại Tính
Việc Tính đánh bả Chó để bắt trộm không chỉ gây bức xúc cho riêng Mạnh mà còn là tệ nạn gây bức xúc cho toàn xã hội. Tôi phân tích nhiều để chứng minh bức xúc của người dân trước tệ nạn Trộm Chó vì việc này đã bị cả xã hội, nhân dân trong cả nước lên tiếng nhiều năm năm nay. Báo chí, hội thảo, hội nghị, thực tiễn đã phản ánh bức xúc của người dân trước loại tội phạm này. Do đó, khi Mạnh truy đuổi kẻ Trộm Chó quả tang thì đương nhiên tâm lý của Mạnh sẽ bị kích động.
Khi truy đuổi có lẽ không ai trong đó có Mạnh nghĩ tới việc kẻ phạm tội đã dùng cả Súng K54 để chống trả quyết liệt. Thậm chí bị hại còn có hành vi côn đồ hung hãn đến mức đã dùng sung quân dung bắn bị cáo Mạnh rất nhiều lần. May mắn là Mạnh và Hiền không bị bắn trúng nhưng việc bị bắn 05 phát trong đó có 01 phát đạn đã nổ thì tâm lý càng bị kích động đến cao độ. Có thể nói rằng, khi đó, tâm lý của bị cáo đã chuyển từ kích động sang đến căm thù trước hành vi vi phạm của nạn nhân.
Khi ngã ra nạn nhân vẫn có ý định với Súng để tiếp tục tấn công Mạnh. Khi đó, bản thân bị cáo không thể nào có thời gian, tâm trí mà suy xét xem liệu nạn nhân có còn khẩu súng, hung khí nào để tấn công mình nữa hay không.
Tôi cho rằng, tâm lý của bị cáo Mạnh trong trường hợp này đã bị kích động đến cao độ do hành vi trái pháp luật của chính nạn nhân với người khác và với chính bị cáo với tư cách là người bị hại trong vụ việc Giết người. Tuy vậy, khi đánh giá vụ án, cơ quan tố tụng đã bỏ qua không xem xét đến yếu tố tâm lý, kích động để xác định tội danh đối với bị cáo.
Kính thưa HĐXX
Tôi nêu và phân tích diễn biến hành vi, động cơ, mục đích, ý thức… của cả Mạnh và Tính trong vụ việc qua đó chứng minh làm rõ:
Mạnh dùng vũ lực để bắt giữ kẻ phạm tội quả tang đang tẩu thoát là cần thiết và phù hợp; Việc Mạnh dùng vũ lực để chống trả, tấn công ngăn ngừa việc kẻ phạm tội đã tẩu thoát và dùng vũ lực chống trả (hành vi của bị hại quyết liệt đến mức cấu thành tội giết người) là phù hợp. Việc Mạnh tấn công Tính trong trường hợp này phải được xác định là vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đang.
Mạnh thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần bị kích động đến mức cao độ do chính hành vi phạm pháp của nạn nhân với mọi người và với chính bản thân Mạnh. Đây là hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Mạnh thực hiện hành vi là truy bắt kẻ phạm tội quả tang đang tẩu thoát sau chuyển hóa thành thực hiện hành vi với chính kẻ trực tiếp dùng vũ khí quân dụng giết Mạnh;
Do đó, hành vi của Mạnh không thể cấu thành Tội Cố ý gây tương tích với tình tiết định khung dẫn tới hậu quả chết người như đang bị Cáo trạng quy kết. Tôi cho rằng hành vi của bị cáo Mạnh chỉ có thể bị xử lý theo Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏa người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Khoản 2 – Đ135 BLHS 2017 sửa đổi.
2. Vụ án còn nhiều tình tiết chưa được điều tra, chứng minh gây bất lợi cho bị cáo Mạnh
2.1. Nhiều người cùng đánh nạn nhân Tính nhưng cơ quan chức năng quy toàn bộ trách nhiệm cho Mạnh và Hiền là không phù hợp
Theo tài liệu có trong Hồ sơ vụ án, nạn nhân Tính chế do đa chấn thương. Theo phép liệt kê số học các vết thương trong Biên bản khám nghiệm thì nạn nhân bị đến 33 vùng vết thương ngoài cùng việc bị nứt vỡ sương sọ, gẫy xương sườn, vỡ gan.
Cơ quan tố tụng chứng minh Hiền: vụt 1 cái vào vai phải; vụt 1- 2 cái vào vai phải, đá vào lưng, mông đít mấy cái. Mạnh đánh: vụt 1 cái tay; vụt lưng 1 cái, vụt 2-3 cái vào chân, đá 3 cái. Theo cộng số học thì tổng thương tích mà cả Mạnh, Hiền gây ra cho anh Tính không thể đến 10 cái. Vậy còn trên 20 Vùng thương tích ai là người gây ra, gây ra thế nào cơ quan tố tụng chưa chứng minh làm rõ. Trong vụ án này, tất cả các vết đánh của Mạnh có thể chỉ gây ra một hoặc một số rất ít các Vùng thương tích.
Mạnh, Hiền nếu có phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về các hành vi do mình gây ra. Theo nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự không thể bắt Mạnh, Hiền phải chịu thay hậu quả do hành vi của những người khác gây ra.
Chính cơ quan Công an, nhân chứng đã thể hiện có rất nhiều người đánh Tính chứ không chỉ có Mạnh và Hiền. Nhưng khi kết luận cơ quan chức năng đã buộc Mạnh, Hiền phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các hành vi là không chính xác.
2.2. Nguyên nhân chết của nạn nhân có phải do Mạnh, Hiền là người trực tiếp gây ra
Nạn nhân bị nứt, vỡ Xương sọ đây hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây là tử vong. Hồ sơ vụ án thể hiện Mạnh, Hiền không có tác động vào vùng đầu của nạn nhân. Tức là vết nứt, vỡ Xương sọ không liên quna đến Mạnh, Hiền;
Nạn nhân bị gẫy Xương sườn, bị đã chấn thương nhưng cơ quan chức năng không xác định có phải do Mạnh, Hiền gây ra hay do người khác. Theo tài liệu có trong Hồ sơ thì có thể hiểu các vết thương chí mạng gây ra nạn nhân chết không phải do Mạnh, Hiền gây ra;
Các kết luận giám định đều chỉ kết luận chung chung là các hung khí có thể gây vết thương đó nhưng không có văn bản nào kết luận các vết thương đó chính là do Mạnh, Hiền gây ra.
Việc xác định chính xác, cụ thể cơ chế hình thành lên thương tích, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tử vong, người thực hiện hành vi… là yếu tố bắt buộc trong vụ án này thì chưa được làm rõ.
2.3. Không xác định ai là người dùng khúc gỗ tròn đánh vào đầu nạn nhân (theo tôi đây là nguyên nhân trực tiếp gây cái chết cảu nạn nhân)
Khám nghiệm hiện trường, cơ quan Công an thu giữ 01 “ đoạn gậy gỗ hình trụ, dài 95 cm, đường kính 3,8cm bám dính máu..” Biên bản khám nghiệm hiện trường thể hiện. Tại các kết luận giám định đều khẳng định nhiều thương tích phù hợp với hung khí là đoạn gậy gỗ này. Bút Lục 150 nhân chứng Hạ Thị Luyến khai “ … sau đó một lúc thfi có một thanh niên cuãng ở thôn Nghĩa trung đến dùng gậy gỗ đánh nhiều nhát vào đầu, người tên trộm…”. Vậy người than niên dùng gậy gỗ đánh vào đầu, người Tính là ai cơ quan chức năng không điều tra, làm rõ trong khi chính sơ quan chức năng đã kết luận Mạnh, Hiền không phải là người dùng gậy gỗ đập vào đầu nạn nhân. Đây có thể chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân.
2.4. Hậu quả của việc nạn nhân Tính ngã xe có dẫn tới chấn thương và tử vong chưa được xem xét
Do bị truy đuổi, Tính bỏ chạy với tốc độ cao và bị ngã xe đập xuống đường. Vậy việc bị nứt, vỡ hộp sọ, gẫy Xương sờn, vỡ gan… có phải do nguyên nhận trực tiếp là nạn nhân bị gã xe gây ra hay không cơ quan chức năng chưa xem xét. Theo hiểu biết thông thường thì việc ngã xe hoàn toàn có thể tạo ra các thương tích đó.
II. Đề nghị
1. Tội danh: Với phân tích, đánh giá như trên, tôi đề nghị HĐXX chuyển tội danh cho bị cáo Phạm Xuân Mạnh. Tuyên bố bị cáo Phạm Xuân Mạnh phạm:Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Khoản 2 – Đ135 BLHS 2017 sửa đổi Bộ Luật hình sự năm 2015.
2. Về tiết giảm nhẹ tôi đề nghị áp dụng: Khoản 1 Điều 51 BLHS 2017
– Điểm b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả:
Điểm – c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
Điểm d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
Điểm đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
Điểm i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
Điểm s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
Điểm u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
Các tỉnh tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 51:
3. Tính tiết tăng nặng: Không có
4. Tính chất đồng phạm: Giản đơn
Bị cáo thực hiện không phải với vai trò chính: Bị cáo không thực hiện hành vi trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân (không xác định được là ai)
– Nhiều người cùng gây ra thương tích cho nạn nhân không thể bắt bị cáo phải gánh chịu cả thay cho các đối tượng khác: nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
5. Đề nghị áp dụng Điều 51 – khoản 1 BLHS 2017: chuyển khung hình phạt cho bị cáo Phạm Xuân Mạnh.
Đề nghị áp dụng Hình phạt: Cải tạo không giam giữ.
Trên đây là quan điểm bảo chữa của tôi, kính đề nghị HĐXX xem xét chấp nhận
Tr©n träng c¶m ¬n!
Luật sư
Trần Văn An