NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG ĐỒNG Ý THÌ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC XỬ LÝ KỶ LUẬT KHÔNG?

Để quản lý người lao động, mỗi Doanh nghiệp đều đặt ra nội quy, quy chế nhất định được ghi nhận tại nội quy lao động. Nếu vi phạm, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động. Vậy trong trường hợp người lao động (NLĐ) không đồng ý với hình thức xử lý kỷ luật lao động (KLLĐ) thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) có được xử lý không? Hãy cùng Luật sư Dân An tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Trước tiên ta cần xác định NSDLĐ có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động với NLĐ trong trường hợp người lao động có ý kiến phản hồi đối với kết quả tại cuộc họp xử lý kỷ luật và NSDLĐ chưa ban hành Quyết định xử lý KLLĐ đối với NLĐ hay không?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP khi tiến hành xử lý KLLĐ đối với NLĐ có hành vi vi phạm NQLĐ của doanh nghiệp, NSDLĐ phải gửi thông báo bằng văn bản về việc tham gia cuộc họp xử lý kỷ luậ cho BCHCĐ cơ sở tại doanh nghiệp và NLĐ ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

NLĐ phản đối với hình thức xử lý KLLĐ được đưa ra tại cuộc họp bằng cách không tham dự cuộc họp xử lý KLLĐ

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 70 thì NSDLĐ Nghị định 145/2020/NĐ-CP tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo, trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì NSDLĐ vẫn tiến hành họp xử lý KLLĐ. Như vậy, trong trường hợp NSDLĐ đã gửi thông báo về việc tham dự cuộc họp xử lý KLLĐ cho NLĐ mà NLĐ vẫn vắng mặt thì NSDLĐ có thể tiến hành cuộc họp xử lý KLLĐ mà không cần sự có mặt của NLĐ.

NLĐ phản đối với hình thức xử lý KLLĐ được đưa ra tại cuộc họp bằng cách không ký vào biên bản cuộc họp xử lý KLLĐ

Theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cuộc họp xử lý KLLĐ phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự bao gồm: BCHCĐ cơ sở, NLĐ, người lập biên bản và các thành phần tham dự khác (nếu có). Trường hợp NLĐ không đồng ý với kết quả của cuộc họp xử lý kỷ luật và theo đó không đồng ý ký vào biên bản thì biên bản phải ghi rõ cụ thể lý do.

Pháp luật hiện nay chưa có quy định hướng dẫn rõ hơn trong trường hợp NLĐ không ký vào biên bản và cũng không nêu rõ lý do. Dó đó, theo kinh nghiệm thực tiễn trong những trường hợp tương tự, NSDLĐ có thể nhờ một đến hai cá nhân khác, có quyền và lợi ích độc lập làm nhân chứng và ký vào biên bản cuộc họp xử lý KLLĐ này.

Trên đây là bài viết của chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề xử lý kỷ luật người lao động. Trong trường hợp có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào cần giải đáp, hãy gọi cho chúng tôi qua

Hotline 0912 236 527; 0204 3992 246 Hoặc gửi thư vào hòm thư qua địa chỉ Email: Dananluatsu@gmail.com để được Luật sư tư vấn kỹ hơn.

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *